MỤC LỤC BÀI VIẾT
Ba kích là gì?
Ba kích (hay còn được gọi với nhiều cái tên khác nhau như diệp liễu thảo, dây ruột gà, đan điền âm vũ, ba kích thiên và có tên khoa học là Morinda Officinalis How) là một loại cây dây leo, mảnh, thân thảo và có nhiều lông mịn. Cây ba kích thường mọc leo thành từng bụi ở ven rừng ở độ cao khoảng dưới 500m.
Phân bố
Ở Việt Nam, ba kích thường mọc hoang và phân bố chủ yếu ở vùng đồi núi thấp thuộc khu vực miền núi và trung du Bắc bộ. Hiện nay, người ta có thể tìm thấy ba kích nhiều ở các tỉnh phía Bắc như Quảng Ninh, Phú Thọ, Hà Tây, Bắc Giang, Bắc Ninh, Lạng Sơn, Hòa Bình.
Mô tả cây thuốc Ba Kích:
Cây thuốc Ba kích là cây thảo, sống lâu năm, leo bằng thân quấn. Thân non mầu tím, có lông, phía sau nhẵn. Cành non, có cạnh. Lá mọc đối, hình mác hoặc bầu dục, thuôn nhọn, cứng, dài 6-14cm, rộng 2,5-6cm, lúc non mầu xanh lục, khi già mầu trắng mốc. Lá kèm mỏng ôm sát thân. Hoa nhỏ, lúc non mầu trắng, sau hơi vàng, tập trung thành tán ở đầu cành, dài 0,3-1,5cm, đài hoa hình chén hoặc hình ống gồm những lá đài nhỏ phát triển không đều. Tràng hoa dính liền ở phia dưới thành ống ngắn. Quả hình cầu, khi chín mầu đỏ, mang đài còn lại ở đỉnh. Mùa hoa: tháng 5-6, mùa quả: tháng 7-10.
Phân loại
Có 2 loại ba kích trong tự nhiên là ba kích màu trắng và ba kích màu tím. Tuy nhiên, do quá trình khai thác bừa bãi, dẫn tới cạn kiệt, vì vậy hiện nay ba kích chủ yếu được trồng đều là loại màu tím.
- Ba kích tím: Củ có màu vàng đậm, phần thịt bên trong có màu giống với hành tím. Khi sử dụng để ngâm rượu thì rượu sẽ chuyển sang màu tím.
- Ba kích trắng: Củ có màu vàng nhạt, phần thịt bên trong có màu trắng. Khi ngâm với rượu thì rượu sẽ có màu tím nhạt.
Bộ phận dùng:
Dược liệu Ba kích thiên hình trụ tròn, hơi cong, dài không nhất định, đường kinh 0,7-1,3cm. Mặt ngoài mầu vàng tro, nhám, có vân dọc. Vỏ ngoài và trong gẫy lộ ra phần lõi gỗ và vân nứt ngang, giống như chuỗi hạt trai. Chất cứng, cùi dầy, dễ bóc. Bên trong là thịt mầu hồng hoặc tím, vị hơi ngọt.
Rễ dùng làm thuốc thường khô, thường được cắt thành từng đoạn ngắn, dài trên 5cm, đường kính khỏang 5mm, có nhiều chỗ đứt để lộ ra lõi nhỏ bên trong.Vỏ ngoài mầu nâu nhạt hoặc hồng nhạt, có vân dọc.
Tác dụng của ba kích:
+ Chủ đại phong tà khí, cường cân cốt, an ngũ tạng, bổ trung, tăng chí, ích khí (Bản Kinh).
+ Hạ khí, bổ ngũ lao, ích tinh (Biệt Lục).
+ Khứ phong, bổ huyết hải (Bản Thảo Cương Mục).
+ An ngũ tạng, định tâm khí, trừ các loại phong ( Nhật Hoa Tử Bản Thảo).
+ Bổ thận, ích tinh, tán phong thấp (Bản Thảo Bị Yếu).
+ Hóa đờm (Bản Thảo Cầu Nguyên).
+ Cường âm, hạ khí (Dược Tính Luận).
+ Bổ thận âm, tráng cân cốt, khứ phong thấp (Trung Dược Đại Từ Điển).
+ Bổ thận, tráng dương, cường cân cốt, khứ phong thấp (Thường Dụng Trung Thảo Dược Thủ Sách – Quảng Châu).
Chủ trị:
+ Trị liệt dương [âm nuy bất khởi] (Bản Kinh).
+ Trị đầu diện du phong, bụng dưới đau xuống âm hộ (Biệt Lục).
+ Trị các chứng phong, thủy thũng (Nhật Hoa Tử Bản Thảo).
+ Trị ngũ lao, thất thương, phong khí, cước khí, thủy thũng (Bản Thảo Bị Yếu).
+ Trị nam giới bị mộng tinh, Di tinh, đầu mặt bị trúng phong (Dược Tính Luận).
+ Trị cước khí (Bản Thảo Cương Mục).
+ Trị ho suyễn, chóng mặt, tiêu chảy, ăn ít (Bản Thảo Cầu Nguyên).
+ Trị liệt dương, bụng dưới lạnh đau, tiểu không tự chủ, tử cung lạnh, phong hàn thấp,lưng gối đau (Trung Dược Đại Từ Điển).
+ Trị liệt dương, Di tinh, không thụ thai do tử cung lạnh, kinh nguyệt không đều, bụng dưới lạnh đau, phong thấp đau nhức, gân xương mềm yếu (Trung Hoa Nhân Dân Cộng Hòa Quốc Dược Điển).
+ Trị thận hư, lưng gối mỏi, tê bại, phong thấp đau nhức, thần kinh suy nhược, liệt dương, Di tinh, tảo tinh, tiết tinh, lãnh cảm, mất ngủ (Thường Dụng Trung Thảo Dược Thủ Sách – Quảng Châu).
Lưu ý khi sử dụng ba kích
Có thể thấy, ba kích mang tới khá nhiều tác dụng cho nam giới cũng như sức khỏe của con người nói chung. Tuy nhiên, khi sử dụng, bạn cũng cần lưu ý một số điểm sau đây để tránh gây ra những tác dụng phụ không mong muốn:
- Các trường hợp không nên dùng: Nam giới mắc chứng khó xuất tinh, tinh trùng kém; phụ nữ mang thai và cho con bú; người có tiểu sử mắc bệnh tim mạch; người bị xơ gan, viêm gan, viêm dạ dày, viêm thận, lao phổi hay viêm ruột kết…; người mắc các bệnh về mắt như cận thị, viễn thị…; người có các vấn đề về tiêu hóa…
- Khi ngâm ba kích, bạn tuyệt đối phải bỏ lõi để tránh tình trạng “trên bảo dưới không nghe”, đồng thời không gây ra những tác dụng không mong muốn như thận hư, liệt dương…
- Không nên lạm dụng hoặc tự ý kết hợp với các dược liệu khác vì rất có thể gây nên những tác dụng không mong muốn như: Tim đập nhanh, dồn dập, chóng mặt, buồn nôn, liệt dương…, thậm chí là tử vong.
Lời kết
Hi vọng rằng những chia sẻ trên đây của Dược Liệu Vũng Tàu đã giúp bạn biết được ba kích là gì cũng như nắm được những công dụng của ba kích đối với sức khỏe nam giới.
Các loại Thảo Dược & Dược Liệu
(Click vào tên để xem chi tết) | (Thay đổi theo từng thời điểm) | (Hỗ trợ phí vận chuyển) |
|
---|---|---|---|
DƯỢC LIỆU VŨNG TÀU
Địa chỉ: 163A, Đô Lương, Phường 12, TP. Vũng Tàu, Bà Rịa – Vũng Tàu
Facebook: https://www.facebook.com/duoclieuvungtau/
Shopee: https://shopee.vn/duoclieuvungtau
Website: https://duoclieuvungtau.com/
Tiktok: https://www.tiktok.com/@duoclieuvungtau
Instagram: https://www.instagram.com/duoclieuvungtau
Youtube: Dược Liệu Vũng Tàu
HOTLINE: 0977.515.063
duoclieu –
Củ có màu vàng đậm, phần thịt bên trong có màu giống với hành tím. Khi sử dụng để ngâm rượu thì rượu sẽ chuyển sang màu tím